Bạn đang chuẩn bị làm đám cưới. Bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy xem ngay các kinh nghiệm tổ chức đám cưới của Naifood trong bài viết dưới đây nha.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà của Naifood tại đây. Naifood là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói tại tphcm và các tỉnh thành lân cận.
Thông tin liên hệ.
Website: https://naifood.com
Hotline: 0784.060.668
Danh sách các công việc chuẩn bị cho tổ chức đám cưới
Để việc tổ chức đám cưới được diễn ra một cách suôn sẻ, chỉn chu nhất, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện quy trình chuẩn bị tốt nhất, mà không bị quên, hay bỏ sót bất kỳ công đoạn nào cho đám cưới của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các chi phí tổ chức tiệc cưới tại nhà bạn phải biết
1. Tạo buổi gặp mặt 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái
Bước đầu tiên quan trọng không thể thiếu trước khi tổ chức đám cưới đó là gặp mặt 2 bên nhà trai và nhà gái. Đây được xem là dịp để người lớn 2 bên nhà có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, và bàn bạc để thống nhất về việc tổ chức đám cưới. Bởi muốn xây dựng kế hoạch đám cưới hoàn hảo nhất thì không thể thiếu sự thống nhất giữa 2 bên gia đình.
Ngoài ra, tổ chức cuộc họp mặt còn giúp 2 bên gia đình có nhiều cơ hội tiếp xúc, có thể càng hiểu nhau hơn. Không chỉ giúp quá trình tổ chức đám cưới diễn ra suôn sẻ, mà buổi gặp mặt còn giúp 2 bên gia đình thêm gắn bó, hiểu và khăng khít với nhau hơn.
2. Hai bên gia đình thống nhất ngày cưới
Theo phong tục tổ chức đám cưới của các nước Đông Á nói chung, và ở nước ta nói riêng thì việc chọn ngày cưới vô cùng quan trọng. Và việc chọn ngày cưới thường sẽ do ba mẹ hai bên gia đình thống nhất. Vì thế, các cặp đôi cần hỏi ý kiến của bố mẹ để việc tổ chức đám cưới chu toàn hơn.
Ngoài ra, việc chọn ngày cưới như thế nào để hợp tuổi cũng là điều các cặp đôi cần quan tâm. Các cặp đôi cũng nên chủ động để chọn ngày tổ chức đám cưới phù hợp với thời gian biểu, công việc của cả hai. Việc quyết định ngày cưới sẽ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị cụ thể, kịp thời cho đám cưới.
3. Lên danh sách khách mời cho đám cưới
Một yếu tố quan trọng trong kế hoạch tổ chức đám cưới đó là lên danh sách khách mời. Việc lên một danh sách cụ thể khách mời 2 bên gia đình sẽ giúp các bạn lên chính xác và không bỏ sót bất kỳ ai. Và việc này còn giúp bạn tính toán được chi phí tổ chức, hay các chi phí phát sinh khác.
Việc lên danh sách phải cần bạn bỏ một chút thời gian liệt kê các danh sách khách mời. Bạn có thể phân nhóm các đối tượng khách mời như người thân anh chị em họ, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Việc lập danh sách chi tiết sẽ giúp bạn không còn nỗi lo về thừa mâm, thiếu cỗ, gia tăng các chi phí… hạn chế các việc không may xảy ra trong đám cưới của bạn.
4. Lên ý tưởng mẫu thiệp cưới mời khách
Lên ý tưởng mẫu thiệp cưới chính là yếu tố tiếp theo mà bạn cần quan tâm khi chuẩn bị tổ chức đám cưới. Thiệp cưới ngoài việc dùng để thông báo buổi lễ đến mọi người thì thiệp cưới còn mang nhiều ý nghĩa chứng minh ngày trọng đại của bạn.
Các cặp đôi cần đảm bảo đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân của 2 bên gia đình, thời gian, địa điểm… Các thông tin này cần được kiểm tra kỹ càng, tránh sai sót rồi mới bắt đầu in thiệp cưới. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan như màu sắc, phong chữ, loại giấy, hình dáng… cũng nên được đầu tư, chăm chút. Ngoài ra, nếu muốn độc đáo hơn, bạn cũng có thể thêm các họa tiết, chi tiết in trên thiệp.
5. Lên danh sách thực đơn các món ăn đãi khách
Việc lên kế hoạch các món ăn đãi tiệc sẽ giúp bạn tránh tình trạng không hài lòng hay sai sót không đáng có trong buổi tiệc. Bởi món ăn đãi tiệc cưới rất đa dạng, phong phú, với nhiều mức giá khác nhau. Việc tìm hiểu trước danh sách thực đơn sẽ giúp bạn chọn ra được các món ăn yêu thích, hợp khẩu vị mà không phát sinh quá nhiều chi phí khác.
Thông thường, menu nhà hàng sẽ có sẵn các set cố định để bạn chọn. Nhưng nếu những set món ăn sẵn, có một vài món bạn không thích thì bạn cũng có thể kết hợp những món ăn hợp phù hợp thành một set menu thực đơn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau khi đã chốt xong các món ăn thì bạn cũng nên tính lại chi phí để đảm bảo chi phí nằm trong ngân sách của mình.
Xem thêm: Gợi ý các thực đơn tiệc cưới sang trọng ngon.
6. Tìm đơn vị chụp ảnh cưới và sắp xếp ngày chụp ảnh
Một bộ ảnh cưới xinh lung linh là điều mà cặp đôi nào cũng mong ước. Và yếu tố then chốt quyết định chất lượng ảnh cưới đó là tìm đơn vị chụp ảnh cưới uy tín, chất lượng. Bạn cần lưu ý đến chủ đề chụp ảnh ở studio hay ngoại cảnh, và phong cách mà bạn hướng tới. Ảnh cưới không chỉ là kỷ niệm đẹp mà còn tô điểm thêm cho lễ tổ chức đám cưới có dấu ấn, độc đáo riêng.
Để có một bộ ảnh cưới đẹp thì sắp xếp ngày chụp ảnh phù hợp cũng là yếu tố quan trọng. Ngày chụp ảnh cưới không nên cách ngày cưới quá sớm. Bởi khi bạn sắp xếp ngày chụp ảnh quá sớm thì có thể khâu chuẩn bị của bạn sẽ có nhiều phần thiếu sót. Còn nếu quá gần với ngày cưới thì thời gian gấp rút khiến bạn có phần vội vàng, không có thời gian chăm chút kỹ.
7. Lập kế hoạch kinh phí tổ chức đám cưới
Khi tổ chức đám cưới, việc lên kế hoạch chi tiết bao nhiêu sẽ giúp bạn thuận tiện để tính toán kinh phí bấy nhiêu. Bạn cần liệt kê các chi phí bắt buộc như thực đơn đãi khách, chụp ảnh cưới, quay phim cho lễ cưới hỏi, chụp hình & quay phóng sự ngày cưới, mua nhẫn cưới, trang phục của cô dâu chú rể, trang điểm, in thiệp mời, thuê xe hoa, hoa cưới, chọn mẫu trang trí gia tiên đẹp,.. và một số khoản chi phí phát sinh.
Sau đó, hãy trực tiếp xác nhận lại với các bên cung cấp dịch vụ đám cưới để chốt chi phí, xem có gì thay đổi không. Cặp đôi cũng nên tính xem tổng chi phí hết tầm bao nhiêu, và cần phải thanh toán trước bao nhiêu để cân đối lại chi phí. Bạn cũng nên tham khảo những người có kinh nghiệm và ý kiến gia đình 2 bên cho các khoản chi phí này.
8. Chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới tại nhà hay nhà hàng
Chọn địa điểm tổ chức cũng là yếu tố cần các cặp đôi cân nhắc. Bạn nên hỏi ý kiến của bố mẹ, và tham khảo loại hình, hình thức… để có một bữa tiệc hoàn hảo nhất.
Nếu nhà hàng sẽ cung cấp nhiều dịch vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp, phục vụ tận tình… còn tổ chức tại nhà sẽ mang đến cảm giác ấm cúng, gần gũi hơn. Do vậy, bạn cần căn cứ vào nhu cầu, kinh phí… để lựa chọn hình thức phù hợp.
Công việc nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám cưới.
Ngoài các kinh nghiệm tổ chức đám cưới mà Naifood đã liệt kê phía trên, thì phần này Naifood sẽ nói về các công việc nhà gái cần chuẩn bị cho đám cưới. Nhầm giúp nhà gái chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới thật chỉn chu nhất.
1. Chuẩn bị trang phục cưới
Trang phục cưới của cô dâu cần được chuẩn bị tươm tất để cô dâu xuất hiện một cách xinh đẹp, lộng lẫy nhất. Thông thường các cô dâu sẽ chuẩn bị một số bộ trang phục như : áo dài, váy cưới (2 bộ trở lên)… Ngoài ra, việc makeup cũng nên đặt lịch hẹn trước để tránh. Hay cô dâu còn có thể chuẩn bị thêm giày cao gót, các phụ kiện đi kèm…
2. Trang trí không gian tại nhà
Dù là tổ chức đám cưới ở nhà hàng hay tại nhà thì việc trang trí không gian tại nhà cũng nên được chú trọng. Nơi diễn ra nghi lễ cần được trang hoàng kỹ lưỡng, chu đáo. Một số vật dụng giúp ngôi nhà thêm phần lung linh như hoa tươi để bàn, rèm màn,… để thể hiện sự chu đáo của gia đình mình, tôn trọng nhà trai.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tự trang trí đám cưới tại nhà đơn giản.
3. Thợ chụp hình đám cưới
Những khoảnh khắc đáng nhớ của đám cưới sẽ được lưu lại bởi những thợ chụp hình đẹp. Nên hãy cân nhắc về việc thuê thợ hình chụp đám cưới và lựa chọn thật kỹ thợ chụp ảnh nhé!
4. Tiệc đãi đám cưới
Tiệc đãi đám cưới chính là phần quan trọng của buổi tiệc. Đây là hình thức để cặp đôi cô dâu chú rể, cảm ơn những người thân, bạn bè quan trọng đã đến tham gia bữa tiệc chung vui cùng gia đình.
Công việc nhà trai cần chuẩn bị gì cho đám cưới
Để đám cưới diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, ngoài những việc đã chuẩn bị trước lễ cưới. Thì nhà trai cần chuẩn bị một số điều như sau:
1. Trang trí không gian đám cưới
Dù là nhà trai hay nhà gái, trang trí không gian đám cưới là điều không thể thiếu. Thậm chí, nhà trai còn cần trang trí lễ cưới tại nhà trai còn nhiều phần hơn cả nhà gái. Bao gồm trang trí cổng cưới, trang trí phông đám cưới, trang trí bàn tiếp khách, trang trí rạp cưới, trang trí bàn để thùng tiền đám cưới…
2. Chuẩn bị phòng tân hôn
Phòng tân hôn được xem là biểu tượng hạnh phúc của cô dâu chú rể, vì thế cần được sửa sang, trang trí đẹp đẽ, lộng lẫy để đón cô dâu về. Bạn có thể kết hợp hoa, ảnh và các phụ kiện… theo sở thích của cô dâu hoặc chú rể.
3. Chuẩn bị lễ đón dâu
Những công việc tổ chức đám cưới mà nhà trai cần chuẩn bị không thể thiếu lễ đón dâu. Chọn trang phục và hoa cưới: Chú rể cần chọn cho mình một bộ trang phục thật bảnh bao, giúp nổi bật giữa đám đông. Ngoài ra, chú rể còn phải chuẩn bị một bó hoa cầm tay thật đẹp để trao cho cô dâu khi đến đón dâu.
Tráp xin dâu: Bao gồm có cơi trầu, quả cau… sẽ do mẹ chú rể cầm để khi đến đón dâu, và được dâng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái để xin dâu.
Đoàn xe đón dâu: Nếu 2 bên gia đình ở xa, thì cần chuẩn bị đoàn xe đón dâu. Gồm có 1 xe con dành riêng cho cô dâu chú rể, và các xe đưa đón họ hàng người thân, bạn bè chú rể đi đón dâu.
4. Thuê thợ quay chụp ảnh
Nhà trai có thể thuê riêng ekip quay chụp ảnh cưới trong đám cưới của mình. Hay để tiết kiệm chi phí thì nhà trai và nhà gái có thể thuê chung 1 ekip quay chụp cho cả 2 bên gia đình.
5. Chuẩn bị tiệc cưới
Nhà trai cần cân nhắc đến việc lựa chọn nơi tổ chức tiệc cưới phù hợp nhất. Nếu tổ chức đám cưới ở các nhà hàng, khách sạn thì sẽ được lo trọn gói các dịch vụ từ trang trí tới thực đơn như MC, lên kịch bản chương trình… Còn nếu tổ chức đám cưới tại nhà, nhà trai sẽ phải ước lượng số khách mời, từ đó để lên kế hoạch phù hợp.
Quy trình tổ chức đám cưới chi tiết nhất
Một đám cưới muốn diễn ra thuận lợi nhất thì quy trình tổ chức đám cưới phải được vạch ra cụ thể. Một số gợi ý dành cho bạn để lễ cưới bạn thêm phần hoàn hảo hơn.
1. Xây dựng kế hoạch chi tiết cho quy trình của lễ cưới
Việc lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới là khâu vô cùng quan trọng trong những thứ việc cần chuẩn bị cho đám cưới. Nó sẽ giúp bạn định hướng, sắp xếp hợp lý thời gian, địa điểm thật chi tiết cho quy trình tổ chức đám cưới của bạn.
Thống nhất mọi thông tin với người dẫn chương trình, bởi điều này sẽ giúp bạn tránh để khâu giới thiệu sai sót, nhầm lẫn không đáng có. Trong ngày tổ chức tiệc cưới này, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng, bởi “ngày lành tháng tốt” sẽ giúp cho cặp đôi thêm phần may mắn hơn.
Ngoài ra, lễ cưới sẽ hoàn hảo hơn, khi cả cô dâu và chú rể nắm rõ đầy đủ các nghi thức trong ngày trọng đại của đời mình. Điều này sẽ giúp các cặp đôi thêm phần chủ động và xử lý tình huống phát sinh một cách suôn sẻ.
2. Lựa chọn chủ đề chính cho lễ cưới
Bạn có thể tham khảo các ý kiến từ bạn bè và người thân để lên được chủ đề cưới thật ý nghĩa. Đây tuy chỉ là điều đơn giản, nhưng lại chiếm một phần quan trọng để trả lời cho câu hỏi đám cưới cần chuẩn bị những gì?
3. Đảm bảo hoàn thành tốt mọi chuẩn bị trước lễ cưới
Trước ngày cưới, bạn cần rà soát lại những công việc mà nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám cưới. Từ khâu trang trí đến tiếp đãi khách, thiệp mời và những dịch vụ cần có trong đám cưới. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tiến độ chuẩn bị đám cưới, để đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới tiết kiệm
Khâu chuẩn bị đám cưới và tổ chức đám cưới sẽ mất rất nhiều chi phí. Những khoản nào có thể tiết kiệm, thì bạn nên cân nhắc. Sau đây là một số kinh nghiệm tổ chức đám cưới tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm: Gợi ý những mâm cổ cưới ở quê phổ biến nhất.
1. Lựa chọn khách mời tối đa trong tiệc cưới
Để tiết kiệm chi phí trong việc tổ chức đám cưới thì chọn lọc khách mời là điều không được bỏ qua. Lựa chọn khách mời chất lượng sẽ giúp bạn giảm đáng kể chi phí khi tổ chức đám cưới. Bạn nên cân nhắc những vị khách quan trọn không thể thiếu, hạn chế mời quá nhiều, tràn lan gây lãng phí.
2. Thiệp mời đơn giản mà vẫn đẹp
Thiệp mời càng cầu kỳ thì chi phí sẽ càng cao. Vì thế, bạn không nên phung phí tiền bạc để thiết kế và in ấn những loại thiệp quá cầu kỳ, chất liệu quá cao cấp sẽ phung phí tiền bạc của bạn. Bạn có thể sử dụng một mẫu thiệp đơn giản nhưng vô cùng phong cách cho đám cưới của mình.
3. Hạn chế tối đa các loại rượu xa xỉ
Nếu ngân sách chuẩn bị cho lễ cưới của bạn khá hạn hẹp thì bạn nên hạn chế việc sử dụng các loại rượu xa xỉ. Không phải ai cũng thích sử dụng rượu champagne, trong khi đó bạn có thể dùng rượu vang để thay thế. Mùi vị, hương thơm đểu dễ uống mà còn tiết kiệm đáng kể so với rượu champagne.
4. Đơn giản hóa quà cưới tặng khách mời
Một loại bánh quy, mứt trái cây tự làm thay vì một loại chocolate hay bánh kẹo đắt tiền sẽ giúp bạn giảm được đáng kể chi phí. Trên thị trường có rất nhiều loại bánh kẹo vừa đơn giản, dễ làm và hương vị vô cùng thơm ngon.
5. Dùng ít hoa tươi, bổ sung nến và đèn lồng
Để tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới thì nến và đèn lồng chính là 2 sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. So với hoa tươi thì nến và đèn lồng vừa tạo nên sự lung linh, lại tiết kiệm cho bạn một số tiền kha khá.
6. Chọn menu món ăn phù hợp cho đám cưới
Để thực đơn vừa hấp dẫn lại tiết kiệm tối đa chi phí, thì bạn nên chọn các loại thực phẩm, hoa quả đang vào mùa. Bạn nên tham khảo menu thực đơn ở các nhà hàng tiệc cưới khác nhau để có nhiều lựa chọn và quyết định được gói tổ chức tiết kiệm nhất.
7. Chỉ cần mẫu bánh cưới đơn giản
Mẫu bánh cưới của bạn không nhất thiết phải quá cầu kỳ, nhiều tầng. Các cặp đôi có thể lựa chọn đám cưới của mình một chiếc bánh 1 tầng với cỡ lớn trông ngon mắt.
8. Thuê các bộ váy cưới từ sớm
Việc thuê các bộ váy cưới từ sớm sẽ giúp cô dâu có thời gian lựa chọn những bộ váy cưới đẹp hợp với bản thân. Ngoài ra việc thuê áo cười từ sớm sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ đổi ảo hay không, và giúp cộ dâu chú rể có thời gian chuẩn bị cho các công việc trong lễ cưới.
Các câu hỏi thường gặp khi tổ chức đám cưới
1. Chi phí đám cưới khoản bao nhiêu tiền
- Chụp hình cưới: Tùy thuộc vào độ chịu chi của các cặp đôi mà chi phí lễ cưới có thể lên xuống. Một bộ ảnh cưới tại studio giá rẻ từ 4.000.000đ – 6.000.000đ, và bộ ảnh cưới tầm trung đến cao cấp từ 10.000.000đ – 50.000.000đ.
- Thiệp cưới: Các mẫu giấy thiệp cưới đa dạng từ mẫu mã đến hình thức. Chi phí thiệp cưới dao động từ 500.000đ đến vài triệu đồng tùy nhu cầu của các cặp đôi.
- Quần áo: Váy cưới cho cô dâu dao động từ 3.000.000đ đến hàng chục triệu tùy vào số lượng váy cưới và kiểu váy cưới mà cô dâu hướng đến. Đối với chú rể, từ áo blazer, áo vest trong cùng chiếc áo sơ mi cũng từ 4.000.000đ – 10.000.000đ tùy thuộc vào nhu cầu của chú rể.
- Trang sức: Bộ nhẫn cưới là điều kiện cần cho bất kỳ đám cưới nào, chi phí dao động từ 6.000.000đ – 10.000.000đ, hoặc có thể cao hơn do chất liệu, kiểu dáng và nhu cầu của các cặp đôi. Tiệc cưới: Nếu tổ chức tiệc cưới ở một nhà hàng bình thường giá từ 2.000.000đ – 3.500.000đ/ bàn tiệc. Còn đối khi tổ chức đám cưới tại nhà hàng 4.000.000đ – 5.000.000đ.
- Trang trí đám cưới: Chi phí trang trí có thể rơi vào khoảng 15.000.000đ – 40.000.000đ tùy thuộc vào độ xa hoa cũng như nhu cầu của cô dâu, chú rể.
- Các chi phí khác: Một số chi phí khác mà bạn nên quan tâm trong lễ cưới của mình đó là hoa, xe đưa đón, quà cưới, trang trí phòng tân hôn…
2. Tại sao 2 đám cưới gặp nhau phải đổi hoa
Theo quan niệm dân gian, khi hai đám cưới gặp nhau, việc đổi hoa cưới giữa hai cô dâu và chú rể sẽ giúp đem lại nhiều may mắn. Ngoài ra, điều này còn giúp xua tan vận xui, giúp tình duyên thêm bền chặt.
3. Trước khi cưới cần chuẩn bị những gì
Ngoài những công việc cần chuẩn bị cho đám cưới đã được phân tích như trên thì 2 điều quan trọng để chuẩn bị đám cưới đó là tài chính và tinh thần.
- Chuẩn bị tài chính: Tài chính là điều then chốt để chuẩn bị một đám cưới hoàn hảo. Bởi, khi bạn có đủ ngân sách thì mọi công tác chuẩn bị mới kỹ lưỡng và chu đáo được. Bởi tất cả mọi thứ cần chuẩn bị từ việc nhỏ nhất đều cần đến tiền. Do vậy, hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề tài chính trước khi tổ chức đám cưới.
- Chuẩn bị tinh thần: Ngoài vấn đề tài chính thì chuẩn bị một phần rất quan trọng. Hãy giữ vững một tinh thần vui vẻ, một sức khỏe tốt để lễ cưới diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
4. Tiền dẫn cưới bao nhiêu là hợp lý
Một phong tục độc đáo mà đám cưới nào cũng cần đến là tiền dẫn cưới hay tiền thách cưới. Đây là khoản chi phí mà nhà trai góp chung để hỗ trợ chi phí tổ chức cho nhà gái. Hay đây là số tiền bày tỏ sự cảm ơn công dưỡng dục của bố mẹ cô dâu.
Tùy từng vùng miền, điều kiện kinh tế của từng gia đình mà chuẩn bị tiền dẫn cưới. Câu hỏi tiền dẫn cưới bao nhiêu là hợp lý luôn là vấn đề quan tâm của nhiều cặp đôi. Ở miền Bắc có thể từ 5 triệu, 7 triệu, 9 triệu hoặc có thể nhiều hơn. Còn ở miền Nam sẽ chọn các số chẵn như 6 triệu, 8 triệu, 10 triệu… để biểu thị số đẹp, may mắn.
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A-Z đã được chia sẻ. Hy vọng những cô dâu và chú rể trong tương lai có thể hiểu và nắm rõ được các công việc, quy trình để chuẩn bị đám cưới hoàn hảo nhất.
Các bài viết liên quan:
Gợi ý dịch vụ tổ chức tiệc cưới ngoài trời đẹp giá rẻ nhất tphcm.
Các loại mâm quả cưới hiện đại đẹp được lựa chọn nhiều nhất.
Kinh nghiệm tổ chức tiệc cưới buffet tại tphcm bạn nên biết
Tổng hợp các chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng
Bình luận